Khác với phương pháp truyền thống là sử dụng một bàn tay duy nhất để điều khiển các hạt của bàn tính thì CMA khuyến khích việc vận động cả 2 bàn tay để thao tác bàn tính. Cấu trúc một buổi học tại CMA gồm 3 phần chính: thực hành gẩy bàn tính, tính nhẩm bằng bàn tính ảo và luyện tập IQ/EQ.
Khi vào lớp học, đầu tiên học sinh được dạy các vấn đề cơ bản của bàn tính, tiếp theo là đào tạo trực quan, nghĩ là sử dụng hình ảnh bàn tính ảo trong đầu và thao tác trên bàn tính ảo để ra đáp số. Đây là cách giúp kích thích vận động cả 2 bên bán cầu não của trẻ rất hiệu quả. Sau đó học sinh sẽ làm các bài tập nâng cao IQ/EQ.
Về tổng thể, chương trình đào tạo của CMA hướng đến mục tiêu phát triển tư duy toàn diện cho trẻ thông qua:
- Đào tạo thao tác bằng 2 tay trên bàn tính: Để luyện bán cầu não trái và bán cầu não phải của học sinh vận động cùng một lúc, do đó tạo ra một nền tảng giáo dục vững chắc và toàn diện
- Vận động thư giãn: Nhằm đào tạo nâng cao khả năng chú ý và tập trung của học sinh
- Đào tạo về tốc độ xử lý: Nhằm huấn luyện học sinh có phản ứng tức thời khi xử lý các con số và kích thích khả năng tiềm ẩn khác của học sinh.
- Đào tạo về khả năng phản ứng: Nhằm đào tạo nâng cao khả năng cảm thụ của các giác quan cũng như khả năng đánh giá và suy luận của học sinh
- Đào tạo Nghe-Tính: Nhằm đào tạo khả năng nghe, tập trung và ghi nhớ của học sinh
- Đào tạo Nhìn-Tính: Nhằm huấn luyện tính kiên nhẫn, khả năng tưởng tượng và khả năng tính toán tốc độ cao của học sinh
Ngoài ra, CMA còn cung cấp một môi trường học tập độc đáo mà theo đó mỗi học sinh sẽ học theo khả năng của riêng mình với chương trình giảng dạy được cá nhân hóa, và sử dụng tài liệu giảng dạy được thiết kế cẩn thận phù hợp với nhu cầu cá nhân và sự tiến bộ riêng của từng học sinh. Như vậy, các lớp học có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Một điều sự thú vị trong môi trường học tại CMA nữa là các học sinh có trình độ kỹ năng khác nhau có thể tham gia trong cùng một lớp học nhưng sử dụng tài liệu học ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào tiến độ học tập riêng của học sinh đó. Phương pháp giảng dạy chủ động giữa giáo viên và học sinh sẽ khuyến khích tạo ra một môi trường học tập tương tác làm tăng niềm đam mê và hứng thú của học sinh đối với môn Toán học.