Câu hỏi thường gặp & giải đáp

Câu hỏi: Tại sao con tôi nên học về toán bàn tính khi trong thế giới hiện đại ngày nay máy tính điện tử, vi tính luôn có sẵn các chức năng tính toán?

Trả lời: Thực tế là máy tính điện tử và máy vi tính đã hỗ trợ con người rất nhiều trong việc tính toán, tuy nhiên chính sự cụ tiện lợi của những công cụ này khiến cho con người dễ trở nên bị lệ thuộc và bỏ thói quen suy nghĩ để tính toán. Bản thân bàn tính cũng là một công cụ tính toán, nhưng nó được sử dụng cho sự phát triển toàn diện trí não và xây dựng tính cách, kỹ năng mềm trong cuộc sống bởi vì việc thao tác trên bàn tính đòi hỏi có sự kết hợp vận động của những dây thần kinh chính của cơ thể con người như nhìn, nghe, cử động ngón tay mà những vận động này tạo kích thích đến sự tăng trưởng tế bào não. Bên cạnhđó, việc tính toán bằng bàn tính cũng làm tăng khả năng tư duy hình ảnh khi não của con bạn luôn phải suy nghĩ chuyển đổi từ con số sang hình ảnh và ngược lại. Khả năng này là một yếu tố rất quan trọng cho tương lai con bạn về lâu dài bởi vì bất kỳ công việc gì, nghề nghiệp gì cũng đòi hỏi có sự hình dung và hoạch định khi tác nghiệp nên khi con bạn phát triển được khả năng ghi nhận hình ảnh não, con bạn sẽ dễ dàng giải quyết công việc một cách logic và linh hoạt trong xử lý tình huống hơn.

Câu hỏi: Khi con tôi học toán bàn tính, liệu con tôi có bị lệ thuộc vào bàn tính – tức là cứ phải có bàn tính thì mới làm ra được kết quả hay không?

Trả lời: KHÔNG. Con bạn hoàn toàn không bị lệ thuộc vào việc sử dụng bàn tính để cho ra kết quả bởi vì trong phương pháp của CMA, bàn tính chỉ là công cụ trung gian và việc thao tác thuần thục trên bàn tính là bước đệm trong thời gian đầu, giúp con bạn hiểu về khái niệm các con số, quen dần với việc ghi nhận và chuyển đổi từ con số qua hình ảnh và ngược lại. Còn về lâu dài, con bạn sẽ được đào tạo loại bỏ dần việc thao tác bàn tính mà tập trung vào khả năng sử dụng bàn tính ảo trong đầu để cho ra kết quả bài toán một cách nhanh nhất. Bạn sẽ thấy rõ điều này thông qua cấu trúc một buổi học của CMA với 3 phần chính: thực hành thao tác bàn tính, thực hành tính nhẩm bằng bàn tính ảo và luyện tập nâng cao IQ/EQ.

Câu hỏi: Phụ huynh chúng tôi không được đào tạo cũng như có ít kinh nghiệm về bàn tính, vậy làm sao chúng tôi có thể dạy và hướng dẫn con mình làm bài ở nhà?

Trả lời: Để hỗ trợ cho phụ huynh và học sinh trong việc thực hành và làm bài tập ở nhà, chúng tôi có 4 cách sau:

1. Trao đổi với giáo viên. Việc trao đổi thường xuyên giữa phụ huynh và giáo viên về việc học và sự tiến bộ của trẻ là rất quan trọng. Các giáo viên của CMA sẽ ghi chú tóm tắt bài con bạn học trên lớp kèm theo nhận xét về sự tiến bộ hay những điểm cần quan tâm ở con bạn cùng với hướng dẫn tương ứng để bạn hiểu tình hình học tập của con và dạy cho con tại nhà.

2. Làm bài tập ở nhà. Vào cuối mỗi buổi học, con bạn sẽ có bài tập về nhà cần hoàn thành và ôn lại bài học trên lớp. Bạn cần khuyến khích con làm bài tập về nhà thường xuyên hằng ngày (có thể mỗi ngày một vài bài) thay vì chỉ tập trung hoàn thành tất cả bài tập trước khi đến lớp. Bạn cũng được khuyến khích cùng kiểm tra kết quả và ôn bài cùng với con.

3. Hướng dẫn thường xuyên. Các giáo viên CMA sẽ thường xuyên có nhận xét và hướng dẫn cho phụ huynh cách hỗ trợ con mình trong việc học các khái niệm quan trọng như kỹ thuật thao tác hạt trên bàn tính, công thức thực hiện 4 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia.

4. Thực hành trực tuyến. Các học sinh CMA sẽ được cấp tài khoản đăng nhập vào hệ thống thực hành trực tuyến 24/24 để có thể ôn tập và thực hành các bài trên lớp. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý là việc thực hành này chủ yếu bổ trợ cho các bài học trên lớp vì vậy học sinh không thể dùng hệ thống thay thế cho việc lên lớp theo khóa biểu.

Câu hỏi: Độ tuổi nào thích hợp nhất cho con tôi bắt đầu học phương pháp CMA?

Trả lời: Giai đoạn tốt nhất để con bạn bắt đầu tham gia CMA là khi con bạn biết viết từ số 0 đến 9. Trẻ em ở lớp Lá đến Lớp 1 hoặc Lớp 2 có khả năng học tập và tiếp thu tốt nhất. Đây cũng là giai đoạn phù hợp nhất để khơi dậy những khả năng tiềm ẩn của não bộ và là giai đoạn quan trọng để trẻ em nắm bắt khái niệm về toán học. Bên cạnh đó, đây là giai đoạn mà khối lượng bài tập về nhà của trẻ còn tương đối nhẹ nhàng vì vậy ban cần tranh thủ cơ hội này để khuyến khích con bạn tham gia khóa học, tạo nền tảng vững chắc cho con đường học vấn tương lai.

Quá trình phát triển não bộ có thể được tóm tắt như sau:

Từ 0 – 3 tuổi: bộ não của trẻ đã phát triển 60% so với bộ não của người trưởng thành, vì vậy trẻ có khả năng tiếp thu mọi việc xung quanh một cách hiệu quả và dễ dàng nhất. Từ 3 – 6 tuổi: bộ não của trẻ phát triển thêm 20%. Khả năng học hỏi và tiếp thu không nhanh bằng giai đoạn dưới 3 tuổi. Tuy nhiên đứa trẻ sẽ đạt được những kết quả tuyệt vời nếu được xây dựng nền tảng vững chắc. Từ 6 – 8 tuổi: bộ não của trẻ phát triển thêm 10% nữa. Nếu bắt đầu học tập trong giai đoạn này thì trẻ sẽ cần có sự cố gắng nhất định để đạt được kết quả tốt. Sau 8 tuổi: bộ não của trẻ phát triển gần như hoàn thiện. Nếu trẻ bắt đầu học ở độ tuổi này, trẻ sẽ phải cố gắng nhiều và phải học tập trong kỷ luật để đạt được kết quả kỳ vọng.

Câu hỏi: Liệu con tôi có thể đăng ký tham gia vào giữa khóa học? Con tôi có thể theo kịp bài học trên lớp không?

Trả lời: Có. Con bạn luôn có thể tham gia vào lớp học đang ở giữa khóa. Tại CMA, con bạn có cơ hội học tập trong môi trường thú vị, đó là các học sinh sẽ được đào tạo theo khả năng riêng của bản thân, sử dụng các học cụ và sách bài tập phù hợp với nhu cầu và mức độ tiến bộ của bản thân theo kèm cặp và hướng dẫn riêng của giáo viên. Do vậy, các học sinh ở những độ tuổi khác nhau với cấp độ học khác nhau vẫn có thể cùng ngồi chung trong một lớp học nhưng sử dụng tài liệu học khác nhau theo tiến bộ cá nhân của từng em.

Bạn muốn đăng ký cho bé học tại CMA Việt Nam?

Nhấn vào nút ghi danh dưới đây để đăng ký học cho bé ngay hôm nay hoặc gọi 0834506070 để được tư vấn thêm

Ghi danh