Vận Động Đôi Bàn Tay Nhiều Giúp Bé Thông Minh Hơn, Vì Sao?

Vận Động Đôi Bàn Tay Nhiều Giúp Bé Thông Minh Hơn, Vì Sao?

  • April 4, 2022

Thông minh không phải là một đặc điểm bẩm sinh. Bất kì ai sinh ra cũng được trao một bộ máy cơ thể với khả năng như nhau. Chỉ có môi trường nuôi dưỡng, chế độ ăn uống, sinh hoạt và chương trình đào tạo là tạo ra sự khác biệt về trí tuệ giữa người này và người khác.

Chúng ta đã biết, việc sử dụng bàn tính hạt để thực hiện các phép tính là cách rèn luyện tốt nhất giúp não bé phát triển toàn diện và từ đó, bé có phản xạ nhanh nhạy và thông minh hơn (tham khảo: “Bàn tính hạt và sự phát triển não bộ ở trẻ”). Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào cụ thể vì sao việc sử dụng linh hoạt đôi bàn tay, nhất là tăng cường tiếp xúc nơi đầu ngón tay giúp bé thông minh hơn nhé!

Điều kì diệu của đôi bàn tay

Tay, lưỡi, môi, chân là những nơi trên cơ thể có xúc giác nhạy cảm nhất. Trong số đó, các xúc giác ở tay, đặc biệt là đầu ngón tay là nhạy cảm hơn cả.

Lớp da trên cơ thể chúng ta vốn có rất nhiều đầu mút dây thần kinh cảm nhận để truyền các thông tin về cảm giác nóng, lạnh, đau đớn… đến não bộ. Trên mỗi cm vuông da có khoảng 12 cơ quan cảm nhận nóng, hơn 100 cơ quan cảm giác lạnh và 25 cơ quan cảm giác của xúc giác. Tuy nhiên ở đầu ngón tay, cơ quan cảm giác được phân phối nhiều hơn. Trung bình mỗi cm vuông có đến 2,500 thụ thể cảm giác (sensory receptors) trên các đầu ngón tay.

Các thụ thể cảm giác này là các tế bào thần kinh đặc biệt đáp ứng với các loại hình cụ thể của sự kích thích – hay hiểu đơn giản hơn, chúng chính là nơi tiếp nhận các kích thích và sau đó gửi thông tin đến não bộ. Nhờ sự phân phối dày đặc các cơ quan cảm giác ở đầu ngón tay, chức năng xúc giác ở đầu ngón tay là phát triển nhất.

Hơn nữa, nghiên cứu gần đây của Nature Neuroscience đã chỉ ra rằng, các đầu mút thần kinh cảm nhận ở các đầu ngón tay có thể thực hiện các tính toán thần kinh mà chúng ta vẫn thường nghĩ là do não bộ đảm nhận. Ví dụ, khi sờ vào một vật có cạnh hay nhọn, các đầu mút thần kinh cảm nhận này có thể xử lý thông tin đó ngay tại chỗ sau đó mới truyền kết quả đến bộ não.

Đôi bàn tay và sự phát triển của não bộ

Khi đôi tay chạm, sờ, nắm và thao tác… với một vật thể nào đó, bộ não của chúng ta tiếp thu các cảm giác về bề mặt, hình dáng, kích thước, màu sắc, sức nặng… của món đồ đó và xây dựng nên một hình ảnh đa chiều trong não để mô phỏng lại vật đó. Càng được tiếp xúc và tương tác thường xuyên với một vật thể, bộ não trở nên quen thuộc với vật đó. Điều này kích thích sự thích thú của ta đối với không chỉ vật thể mà còn với những thứ xung quanh nó.

Quá trình này giống như ta dệt nên một tấm thảm vậy. Mỗi trải nghiệm là một sợi vải và để có được một tấm thảm hoàn chỉnh, não bộ cần thu nhận hàng trăm nghìn trải nghiệm từ các dây thần kinh cảm nhận.

Sự vận động của đôi tay để hình thành nên những liên kết thần kinh trong não bộ cũng giống như một lối mòn hình thành trong bộ não con người. Nếu không được vận động thường xuyên, những gì bộ não tiếp thu được sẽ mất đi cũng giống như những lối mòn không còn được sử dụng và lâu dần bị cây cỏ che lấp đi. Điều này cũng như việc luyện tập võ thuật – khi những võ sinh rèn luyện chăm chỉ thì cơ thể sẽ hình thành nên “công tắc phản xạ” tự động để tự vệ.

Rèn luyện tư duy toán học kết hợp với sự khéo léo của đôi tay cùng CMA Việt Nam

Tương tự như học võ hay bất kì môn thể thao trí tuệ nào khác, việc luyện tập phản xạ tư duy cho não bộ từ những thao tác đôi bàn tay di chuyển khéo léo và nhịp nhàng trên bàn tính chính là để duy trì cho các kết nối của dây thần kinh luôn luôn hoạt động, không bị mất đi đồng thời kích thích sản sinh ra nhiều kết nối thần kinh hơn. Từ đó, phản xạ tư duy của bé được hình thành, được mài giũa và nhạy bén gấp nhiều lần.

Nếu như được luyện tập thường xuyên, sự nhạy cảm ở đầu ngón tay có thể được nâng cao rất nhiều so với bình thường. Phương pháp tư duy bàn tính hạt cho phép con bạn sử dụng bàn tính hạt – dùng tay chạm, cảm nhận, di chuyển các hạt đếm trên bàn tính – cùng lúc với thực hiện các phép tính, sẽ giúp bé mài giũa được phản xạ nhanh nhạy và khéo léo của đôi tay cùng với tư duy phân tích hiệu quả!

Bạn muốn đăng ký cho bé học tại CMA Việt Nam?

Nhấn vào nút ghi danh dưới đây để đăng ký học cho bé ngay hôm nay hoặc gọi 0834506070 để được tư vấn thêm

Ghi danh

Related Posts

Tư Duy Toán Học Bàn Tính: Phương Pháp Rèn Luyện Trí Thông Minh Và Sáng Tạo Tốt Nhất

Tư Duy Toán Học Bàn Tính: Phương Pháp Rèn Luyện Trí Thông Minh Và Sáng Tạo Tốt Nhất

Vì sao tư duy toán học bàn tính là phương pháp rèn luyện trí thông minh và sáng tạo TỐT NHẤT?

Đọc thêm
Bàn Tính Hạt Và Sự Phát Triển Trí Não Của Trẻ

Bàn Tính Hạt Và Sự Phát Triển Trí Não Của Trẻ

“Trẻ em như búp trên cành” – để con trẻ lớn lên hoàn toàn khỏe mạnh và phát huy được hết khả năng của mình, cũng như những chiếc búp và chồi non trên cây, cần có sự yêu thương, chăm sóc và trợ giúp của cha mẹ.

Đọc thêm
Học Ở CMA Việt Nam, Bé Có Được Những Gì?

Học Ở CMA Việt Nam, Bé Có Được Những Gì?

Phát Triển Bộ Não Toàn Diện Phát triển trí não toàn diện cho trẻ tức là toàn bộ não bộ của bé được kích thích thích và vận động thường xuyên, phối hợp nhuần nhuyễn với nhau cùng lúc.

Đọc thêm